Thực tế đã chứng minh đã có rất nhiều vấn đề khó giải quyết giữa chủ nhà và người đi thuê. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê và bạn sẽ biết hướng xử lý chúng
[block id=”tai-app-xuong”]
Các vấn đề liên quan giữa chủ nhà và người đi thuê
1, Điều khoản cho thuê thuê lại
Nếu thuê nhà rồi cho thuê lại nên ghi luôn điều khoản này vào hợp đồng. Vì nhiều trường hợp kinh doanh cho thuê lại một cách lén lút, đến lúc vỡ chuyện ra gặp chủ nhà khó tính xem như mất cả chì lẫn chài.
2, Bên thuê nhà phải có trách nhiệm đóng tiền đúng hạn
nếu muốn được lòng chủ nhà nến đóng sớm hoặc đóng đúng ngày. Để lỡ có gì sau này cần dọn đi trước, hay chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn chủ nhà cũng sẽ vui vẻ chấp nhận và thông cảm.
Chung quy tiền nhà là tiền phải trả rồi, giữ lại một, hai ngày có giải quyết được gì đâu. Mà chủ nhà không vui, thì khó mà thương lượng khi vỡ hợp đồng.
3, Đặt cọc hợp lý
Đi thuê nhà nên đặt cọc hợp lí, vì đừng ham mê đặt cọc ít và nghe lời chủ nhà nói. Cứ yên tâm không sao đâu, nhà này không bán đâu mà lo. Nhưng giữa chừng sau khi đầu tư sửa chữa xong chủ nhà bán lúc nào không hay.
Nhiều chủ nhà bán xong rồi mới thông báo. Lúc đó khó mà thương lượng. Cái gì cũng vậy lời nói gió bay nhanh lắm, chỉ còn lại cái hợp đồng thôi. Đặt cọc ít lúc đó chủ nhà chỉ đền cọc xem như thua, tiền đầu tư vào mất hết.
[block id=”bai-viet-lien-quan-post”]
Hợp đồng phải chặt chẽ sau này chuyện gì cũng căn cứ vào đó giải quyết thôi. Bởi vậy nên tiền thanh toán có thể thương lượng, nhưng tiền cọc không nên, tùy vào từng căn nhà, từng điều kiện thanh toán để làm hợp đồng cho phù hợp.
4, Đừng quên công chứng
Công chứng, hóa đơn, đăng ký tạm trú, ngành nghề kinh doanh, vv… Những việc này cũng phải bàn ngay từ đầu. Không nên vội mừng khi chưa ký hợp đồng chủ nhà đưa chìa khóa vô sửa chữa rồi làm hợp đồng.
5, Ưu tiên ký hợp đồng
Hợp đồng tốt nhất nên thông qua đầu tiên. Tiền có thể thương lượng chuyển chậm vài ngày, nhưng điều khoản hợp đồng chắc chắn phải thông qua trước cái đã. Đừng để chuyện đã rồi, khi đã bỏ một chân vô rồi có rút ra kiểu như thế nào cũng thiệt thòi, điều khoản đền bù chi phí đầu tư.
Điều này nên chú ý với những ai thuê nhà kinh doanh, những người thuê lớn, tập đoàn này kia thường có mẫu sẵn, có thể thương lượng hơn những người thuê cá nhân. Nên trường hợp thuê nhỏ lẻ, không phải hệ thống cần tính đến điều khoản đền bù khấu hao chi phí đầu tư ngay từ đầu.
Tổng kết
Tóm lại nhiều trường hợp xảy ra cự cải do lúc tìm được căn nhà như ý, mừng quá thuê ngay mà không để ý điều khoản hợp đồng hoặc đọc hợp đồng qua loa, ký đại. “Bút sa gà xối mỡ” là vì thế!
Dẫn nhau ra tòa vì mấy chuyện lẻ tẻ, mệt mỏi, tốn thời gian, nên hầu như giải quyết ráng được bao nhiêu thì ráng, còn không xem như việc khác giá trị hơn. chịu thiệt thòi cho mọi việc được êm xuôi.
[block id=”form-dang-ky-tai-truoc-app”]