Nghề môi giới BĐS bao gồm: Nhà, đất, cho thuê, bán, lướt sóng …. vậy chúng ta nên chọn phân khúc nào trong ngành nghề rộng lớn này? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
FAQ
NÊN CHỌN PHÂN KHÚC NÀO TRONG NGHỀ MÔI GIỚI?
Giải đáp câu hỏi
Nên chọn phân khúc nào là tùy vào sự lựa chọn của bản thân bạn. Tôi sẽ phân tích phía dưới, bạn có thể tham khảo qua trước khi quyết định chọn lựa phân khúc phù hợp.
[block id=”tai-app-xuong”]
Phân khúc cho thuê căn hộ
Theo kinh nghiệm của tôi, phân khúc cho thuê căn hộ là dễ bắt đầu nhất, dễ thấy được thành quả nhất. Vì sao?
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều khu vực căn hộ, cụm căn hộ. Ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, những khu vực làm phân khúc cho thuê khách ở nhiều và phát sinh giao dịch cũng thường xuyên tùy vào khu vực bạn chọn từ cụm trung tâm Quận 1, Quận 3, Quận 4, khu vực Quận Bình Thạnh, Quận 2, Quận 7…
Làm phân khúc cho thuê đa phần cần phải có ngoại ngữ sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn. Nếu bạn biết tiếng Anh – Trung – Hàn – Nhật sẽ là điều kiện dễ dàng để bạn bắt đầu phân khúc cho thuê nhà cho khách nước ngoài. Nếu bạn không biết ngoại ngữ, chưa tự tin vào trình độ ngoại ngữ, bạn có thể vào những môi trường này làm việc, trước sau gì bạn cũng sẽ tự tin, mạnh dạn giao tiếp với khách nước ngoài.
Việc làm phân khúc cho thuê vì sao dễ so với những phân khúc khác: Bạn làm chuyên trong một khu, khách hàng ra vào khu đó, ai lạ, ai quen, bạn đi tới đi lui dẫn khách hàng, công ty bạn có văn phòng tại ngay khu căn hộ, khách tìm đến cũng nhiều, hơn nữa bạn sẽ được công ty hỗ trợ danh sách khách hàng, công việc chỉ là kiểm tra căn nào còn trống, căn nào đang muốn bán, rồi tiến hành quảng cáo, dẫn khách xem nhà, ký hợp đồng thuê, chăm sóc khách sau giao dịch.
Cứ làm vậy, ngày qua ngày, mỗi quan hệ sẽ tự động nhiều lên lúc nào không hay, nếu làm tốt mỗi tháng bạn kiếm được thu nhập tương đối, đồng thời cải thiện được đời sống cá nhân, có nhiều người dần dần họ thuê lại căn hộ chính khu họ làm, ở đó và làm việc luôn. Vừa tiện lợi vừa có được công việc ổn định.
Thu nhập có thể không đột biến nhưng cứ đều đều và ổn định, bạn chỉ cần lúc nào cũng siêng năng làm việc, cập nhật sản phẩm, chăm sóc khách hàng tốt thì việc sẽ nảy sinh ra việc, làm hoài không hết.
Phân khúc bán dự án
Phân khúc bán dự án, đòi hỏi bạn phải học hỏi rất nhiều lúc bắt đầu, phải thay đổi về ngoại hình, cách ăn mặc, phải cạnh tranh và va chạm với nhiều điều mới mẻ, áp lực sẽ cao hơn, đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều để theo kịp cũng như bắt nhịp cùng anh em trong công ty.
Đôi khi bạn sẽ khó thấy được thành quả ngay, có khi có được giao dịch sớm một phần là do may mắn và cơ hội đến với bạn, thực chất chưa nói lên được bạn có năng lực đến mức nào, hơn nữa làm thị trường này đòi hỏi bạn phải nhìn xa hơn, nhìn rộng hơn để vượt qua giai đoạn đầu khó khăn, tùy vào năng lực đầu vào của từng bạn, có người chậm có người nhanh, có người hoạt bát chủ động nhưng cũng có người hơi bị động, dẫn đến việc tiếp thu của từng bạn không ai giống ai.
Dù gì thì đây cũng là công việc có quy tắc, đã có chủ đầu tư, đã có một bên chắc chắn bạn chủ yếu nắm rõ dự án, hiểu và có cảm xúc bán, sau đó có khách hàng quan tâm, bạn tư vấn, chọn căn và tiến hành nhận cọc, rồi tới ngày ký hợp đồng, sau đó là nhận tiền phí hoa hồng.
Phí hoa hồng đôi lúc cũng là 1 bài toán nhức đầu cho những người làm môi giới phân khúc này, đó là từ lúc chào bán dự án đến lúc nhận được tiền phí hoa hồng có khi vài tháng trở lên. Việc bạn theo dõi, chăm sóc khách sau đó nhận tiền hoa hồng là cả 1 quá trình. Hơn nữa đôi khi tiền phí hoa hồng bạn không được nhận một lần, tùy vào công ty phân phối và chủ đầu tư, có khi bạn nhận thành hai, ba đợt và có những sự ràng buộc, nếu nghỉ việc mà chưa nhận phần còn lại coi như là mất phí.
Do đó dẫn đến nhiều nhân viên muốn nghỉ nhưng không thể nghỉ, họ chỉ còn cách lơ là và không còn muốn cống hiến, làm việc nữa, tức là vẫn vào công ty làm việc nhưng lo bán dự án cho bên công ty khác, hoặc chuẩn bị hành trình hướng đi mới, chỉ chờ nhận được phí sẽ nhấn nút lên đường. Cũng có người chờ không nổi nữa, đành nghỉ việc và qua công ty khác để bắt kịp cơ hội.
Phân khúc thị trường nhà phố
Phân khúc kế tiếp tôi muốn nói đến là thị trường nhà phố. Đây là thị trường mà tôi ưa ví như là thị trường giao dịch ở chợ đầu mối. Còn phân khúc bán dự án tôi ví như là thị trường giao dịch trong siêu thị.
Phân khúc này theo kinh nghiệm của tôi là phức tạp nhất. Ai trụ được trong phân khúc này càng lâu, thành công sẽ càng dễ hơn nếu làm nhiều năm bền bỉ, theo đuổi và làm việc không mệt mỏi. Một người làm nhà phố có thể chuyển sang làm căn hộ dễ hơn là người đã làm căn hộ chuyển ra làm thị trường nhà phố.
[block id=”bai-viet-lien-quan-post”]
Đó là chưa nói đến việc quan trọng đầu tiên là phải biết đường xá đi lại, phải rành khu vực, đường đi nước bước. Không phải ai cũng rành mặc dù có khi ở nơi đó 10, 20 năm mà không đi làm nhiều, thì cũng không thể biết được khu bạn ở có những gì, chưa nói đến rộng hơn là những quận khác. Làm thị trường nhà phổ ngoài đối mặt với việc đi lại nhiều, còn phải hiểu rõ về pháp lý, giấy tờ quy hoạch, điều này cũng lắm phức tạp. Mới vào nghề không ai chỉ dẫn sẽ khó hình dung và hiểu, phân biệt được những chi tiết bên trong, sự khác biệt hay cách tra cứu, tư vấn cho khách hàng.
Hơn nữa khi làm việc với chủ nhà thị trường nhà phố cũng khác với chủ nhà thị trường căn hộ. Dù gì thị trường căn hộ cũng có quy tắc rõ ràng hơn, khách mua đôi lúc muốn tìm chủ nhà cũng khó tìm được chủ hơn
vì căn hộ đi lên đi xuống cần có thẻ từ, đôi lúc nhiều căn khách không nhớ rõ vị trí, chủ nhà đôi khi có nhiều căn hộ, họ chỉ để cho thuê và bán, ít ở), nhưng đối với nhà phố, thì nhà vẫn ở đó, chủ nhà cũng ở đó, việc người mua hay người thuê quay lại làm việc trực tiếp rất dễ dàng, làm sao môi giới có thể kiểm soát được điều này.
Nếu làm không kỹ, không tốt giao dịch có mà không biết, hoặc do chủ quan tin tưởng, khi mà ở ngoài thị trường có quá nhiều môi giới từ tự phát cũng có, từ những người đã làm lâu, trở thành đại ca khu đó cũng có, nhiều trường hợp mâu thuẫn dẫn đến phá không cho giao dịch xảy ra. Mỗi một giao dịch nhà phố thành công đều có những câu chuyện để kể.
Làm được thị trường nhà phố bạn sẽ thấy chính bạn già dặn đi, từng trải hơn vì nắng mưa, bạn cảm nhận được sự vất vả đến tột cùng, không làm không cảm nhận được đâu, nhất là những lúc đứng ở ngoài đường, đầu hẻm chờ khách trong mưa hay dưới ánh nắng chói chang bạn sẽ nhận ra được.
[block id=”tai-app-xuong”]
Cảm giác thật sự chua chát lắm. Đó là chưa nói đến khách mua bán nhà phố không phải ai cũng hiểu quy tắc làm việc với môi giới, nhiều khách mua còn quan niệm môi giới chỉ là những con Cò lẻ, là người mai mối, không có trình độ cao, họ có khi không tôn trọng bạn, họ đâu biết rằng việc kiếm tìm một căn nhà phố, có được thông tin chủ nhà, rồi làm việc để chủ nhà chấp nhận và chịu làm việc với môi giới là một điều không hề đơn giản.
Nói đi cũng nói lại, có nhiều chủ nhà họ ngại làm việc với môi giới vì trên thị trường đã từng có nhiều môi giới dẫn khách vào xem nhà rồi ăn cắp đồ, những trường hợp chủ nhà bị mất nữ trang, điện thoại, laptop…
Cũng có khi là do ai đó không tốt giả danh làm môi giới cũng không chừng, trắng đen quả thật khó phân biệt. Nhưng vì đã có nhiều trường hợp xảy ra như thế, nên có chủ nhà e ngại môi giới cũng đúng thôi. Hơn nữa khung giá giao dịch trong thị trường nhà phố không có mức nào là mức chuẩn để so sánh, mặc dù trên lý thuyết là có, đa phần chỉ là cảm tính.
Việc một người môi giới mới vào nghề đi thẩm định giá liệu nói ra giá chủ nhà có tin không? Nói cao chủ nhà chịu nhưng không bán nổi, nói giá thấp quá thì bị chủ nhà chửi, có trường hợp không tiếp chuyện lần sau luôn. Làm thị trường này thì sự đào thải vô cùng lớn.Nhiều bạn bỏ hơn, những gương mặt non nớt mới ra trường đi vào thị nghề đôi khi chỉ vì sợ đen, đi nhiều không nổi nên bỏ. Chuyển sang làm phân khúc cho thuê căn hộ, bán dự án dù gì môi trường sẽ tốt hơn, bớt khắc nghiệt hơn (bên thị trường nhà phố khắc nghiệt cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Phân khúc khác trong thị trường bất động sản
- Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng
- Phân khúc cho thuê văn phòng
- Phân khúc sang nhượng
- Các loại hình sang lại cơ sở kèm theo hợp đồng thuê
..vvv.. và rất nhiều phân khúc thị trường khác nữa. Tùy theo nhu cầu khu vực sẽ xuất hiện nhiều phân khúc khác nhau.
Tổng kết
Việc chọn lựa phân khúc nào tùy thuộc vào bản thân cũng như cơ hội bạn đang có. Mỗi phân khúc đều có cái hay riêng, có những điểm nổi bật riêng, dựa vào kỹ năng cũng như sự yêu thích, bạn hãy chọn phân khúc phù hợp sẽ giúp bạn đi được trên con đường này lâu dài hơn, gặt hái được nhiều thành công hơn.
Ngược lại, bạn cũng có thể thay đổi qua phân khúc khác để có nhiều trải nghiệm hơn. Làm phân khúc nào chuyên phân khúc đó, những phân khúc khác chỉ là phụ, khi nào có khách thân quen quan tâm thì hợp tác với các bên khác để cùng làm việc. Không ai có thể một lúc làm được giỏi nhiều phân khúc cả.
[block id=”form-dang-ky-tai-truoc-app”]